:Trước khi tìm hiểu về qui trình làm sạch bề mặt trước khi sơn tĩnh điện. Chúng ta hãy xem qua về hoạt động, nguyên lý của công nghệ sơn tĩnh điện nhé:
Sơn tĩnh điện là công nghệ được tìm hiểu và phát triển vào cuối những năm 1940 và đầu năm 1950.
Những điều cơ bản của sơn tĩnh điện được phát triển vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950
Làm sạch bề mặt trước khi đưa vào sơn tĩnh điện là quy trình bắt buộc trong sản xuất tại nhà máy Nội thất Đức Hà.
Làm sạch và tiền xử lý khi sơn tĩnh điện – Hướng dẫn chi tiết
Chất lượng Sơn tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm thường phụ thuộc vào chất lượng chuẩn bị bề mặt sản phẩm của bạn. Chuẩn bị không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề với lớp sơn của bạn khi hoàn thiện sản phẩm như bong Sơn vết bong bóng… Vậy nên việc xử lý bề mặt trước khi sơn tĩnh điện là một điều rất quan trọng. Sau đây Chúng tôi sẽ giới thiệu những bước quan trọng. Để chuẩn bị cho một sản phẩm trước khi đưa vào sơn tĩnh điện. Hướng dẫn này sẽ trình bày cách làm sạch và xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện. Để bạn có một sản phẩm hoàn hảo nhất khi hoàn thiện.
BƯỚC 1 – BỀ MẶT SẢN PHẨM CÓ RỈ SÉT HOẶC LỚP SƠN PHỦ TRƯỚC ĐÓ KHÔNG? – NẾU CÓ, BẠN CẦN LOẠI BỎ LỚP GỈ HOẶC LỚP PHỦ.
Nếu bề mặt sản phẩm có bất kỳ vết rỉ sét hoặc lớp sơn phủ trước đó. Thì việc làm sạch bề mặt sản phẩm trước khi Sơn là vô cùng quan trọng. Việc không loại bỏ bất kỳ một vết rỉ sét nào trên bề mặt trước khi sơn tĩnh điện sẽ khiến rỉ sét phá qua lớp sơn tĩnh điện gây ra sự hư hỏng của sản phẩm trước và sau khi sơn. Loại bỏ rỉ thép trên sản phẩm thường được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ phun cát với áp suất cao. Để đánh bật các vết gỉ sét và vết bám trên bề mặt sản phẩm. Việc phun cát làm sạch sản phẩm thường được thực hiện trong các tủ thổi cát đối với các sản phẩm nhỏ còn đối với các sản phẩm lớn hơn thì sẽ dùng buồng phun cát.
Phun cát với áp suất cao sẽ đánh bật tất cả vết rỉ sét hoặc vết bẩn bám trên bề mặt sản phẩm. Không những vậy phun cát còn có tác dụng tạo chân bám trên bề mặt sản phẩm. Giúp khi sơn tĩnh điện các hạt Sơn sẽ có độ bám tốt hơn. Từ đó dẫn đến chất lượng tốt hơn của bề mặt sơn tĩnh điện. Một lưu ý nhỏ cho các bạn khi phun cát đó là. Sản phẩm sau khi được làm mới bằng công nghệ phun cát cần phải được đưa vào sơn tĩnh điện luôn, bởi vì với khí nồm ẩm Việt Nam nếu để lâu ngày các bề mặt lại có nguy cơ bị oxy hóa và tạo nên các vết gỉ sét dẫn đến việc chúng ta lại phải làm sạch lại rất tốn thời gian và chi phí.
BƯỚC 2 – LÀM SẠCH BẰNG HÓA CHẤT VÀ TẠO CHÂN BÁM CHO SẢN PHẨM BẰNG DUNG DỊCH
Bước tiếp theo để chuẩn bị sản phẩm của bạn trước khi sơn tĩnh điện đó là làm sạch bằng hóa chất và xử lý bề mặt trước khi sơn. Việc chuẩn bị bề mặt sản phẩm chi tiết cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật mà khách hàng của bạn yêu cầu. Tại Nội thất Đức Hà, mọi sản phẩm trước khi sơn phải đảm bảo đúng yêu cầu về bề mặt theo qui trình 7 bước tại nhà máy. Đó cũng là qui trình chúng tôi áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ .
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên làm sạch trước. Sau đó tăng cường thêm một lớp phốt phát hóa lên bề mặt sản phẩm. Điều tối quan trọng nhất vẫn là bề mặt sản phẩm phải được làm sạch tất cả các vết dầu và rỉ sét hay vết bẩn còn sót lại. Chất tẩy rửa dùng trong sơn tĩnh điện thường là các hóa chất gỗ kiềm. Được sử dụng trong các bể nhúng, nước rửa hoặc các dây chuyền tự động để loại bỏ các vết bám trên bề mặt, các bể nhúng sẽ cho hiệu quả cao hơn khi hóa chất có thể vào được tất cả những khe kẽ nhỏ nhất của sản phẩm. Trong khi đó nếu dùng dung môi quét thì sẽ không thể làm sạch được toàn bộ sản phẩm.
Tiếp theo là tạo chân bám sơn tĩnh điện
Sau khi làm sạch bề mặt sản phẩm. Bước tiếp theo cũng đặc biệt quan trọng. Đó là tạo chân báo cho bột sơn tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm của bạn. Khi làm sạch bằng phun cát bề mặt sản phẩm cũng đã có độ nhám nhất định. Điều này cũng giúp lớp bột sơn tĩnh điện bám được dày hơn. Để có một sản phẩm hoàn hảo theo tiêu chuẩn cao như các sản phẩm của nội thất Đức Hà. Công đoạn bắt buộc là phải nhúng sản phẩm qua bể phốt phát. Lớp phốt phát là dung môi để tạo một lớp phủ hóa học. Giúp tăng khả năng bảo vệ và tạo chân bám trên bề mặt sản phẩm. Điều này giúp bột sơn tĩnh điện bám nhiều và đều hơn trên bề mặt sản phẩm.
BƯỚC 3 – LÀM SẠCH BỀ MẶT CỦA TẤT CẢ CÁC HÓA CHẤT ĐÃ SỬ DỤNG VÀ ĐẢM BẢO BỀ MẶT SẢN PHẨM SẠCH SẼ SẴN SÀNG ĐỂ PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN
Bước cuối cùng trong công đoạn xử lý bề mặt sản phẩm là. Loại bỏ các hóa chất dùng để tẩy rửa làm sạch bề mặt. Trong dây chuyền bể nhúng. Việt này thường được thực hiện với nước trung hòa. Và sau đó là dung dịch vó tính axit nhẹ để phủ lên bề mặt sản phẩm. Trong trường hợp bạn dùng phương pháp thủ công để làm sạch sản phẩm. Bạn có thể sử dụng dung môi như là axeton sau khi bạn đã phun cát làm sạch bề mặt của sản phẩm.
TÓM TẮT QUY TRÌNH LÀM SẠCH VÀ TIỀN XỬ LÝ SẢN PHẨM TRƯỚC KHI SƠN TĨNH ĐIỆN
Phun cát để loại bỏ bất kỳ chất gây bám bẩn như: rỉ sét hoặc các lớp sơn cũ.
Làm sạch bề mặt bằng hóa chất
Tạo chân bám cho sản phẩm bằng phốt phát
Tẩy sạch hóa chất trước khi sơn.
TÓM TẮT CÁC BƯỚC LÀM SẠCH BẰNG HÓA CHẤT
Các bước sẽ phụ thuộc bạn chọn quy trình làm sạch 5 bể hay 7 bể. Nếu sản phẩm bị han rỉ trên bề mặt, bạn sẽ phải dùng phun cát để làm sạch vết han. Tiếp theo sẽ là quy trình tẩy rửa. Cả hai quy trình 5 hoặc 7 bể sẽ bao gồm. Một bước làm sạch, một bước phốt phát và một bước rửa sạch, có thể có thêm các bước bổ sung giống như các bước rửa và làm sạch khác trong quy trình 7 bước. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa quy trình hóa chất 5 bể hay 7 bể trong sơn tĩnh điện tại đây.
LỜI KẾT
Cuối cùng, việc quan trọng nhất của sản phẩm khi sơn tĩnh điện luôn là chuẩn bị bề mặt sản phẩm trước khi sơn. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng của lớp sơn tĩnh điện. Bằng cách hiểu đúng qui trình. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ có kết quả hoàn hảo cho các sản phẩm của mình.