Lịch sử phát triển của thép không gỉ (inox)

Các sản phẩm bàn ghế inox đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống chúng ta bởi sự đa dụng và tiện lợi của chúng. Vậy liệu bạn đã từng thắc mắc thứ chất liệu thép không gỉ (inox) này đã ra đời như thế nào chưa? Hôm nay, hãy cùng Nội thất Đức Hà tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thép không gỉ (inox) là gì?

Trước khi đi tìm hiểu cách mà inox ra đời, ta cần phải hiểu inox là gì trước đã.

Inox, hay thép không gỉ, là một loại hợp kim của sắt (Fe) và crom (Cr). Chất liệu này nổi bật với khả năng chống ăn mòn cao. Khả năng này sẽ càng được nâng cao khi tăng hàm lượng crom (Cr) có trong hợp chất. Khi được bổ sung molybdenum (Mo, đọc là mô-líp-đen), inox sẽ có thể chống được cả sự ăn mòn của phần lớn axit.

Inox được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công nghiệp, xây dựng đến gia dụng.

Sự ra đời của thép không gỉ (inox)

Sự ra đời của thép không gì (inox) gắn liền với tên tuổi của nhà khoa học người Anh Harry Brearley. Vào năm 1913, ông đã phát hiện ra loại thép có khả năng chịu được mài mòn tốt trong khi đang nghiên cứu cách chế tạo thép chống ăn mòn cho súng trường, bằng cách giảm hàm lượng carbon (C, còn 0.24%) và thêm crom (Cr, 12.8%) vào hợp chất thép.

Sau đó, hãng thép ThyssenKrupp tại Đức đã tiếp tục cải tiến loại thép mà ông Harry Brearley phát hiện. Bằng việc thêm vào hợp chất thép nguyên tố nikel (Ni), hãng đã tạo ra loại thép mới có khả năng chịu được ăn mòn, đồng thời cũng chịu được axit cũng như mềm hơn để dễ gia công.

Trên cơ sở của hai phát minh này, hai mác thép là 400 và 300 đã ra đời ngay trước Thế chiến thứ nhất.

Sau chiến tranh, vào những năm 20 của thế kỉ XX, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển ý tưởng về thép không gỉ (inox). Sau nhiều thử nghiệm, ông đã thành công tạo được loại thép không gỉ mới với tỉ lệ 18% crom (Cr) và 8% nickel (Ni), chính là mác thép không gỉ (inox) 304 mà chúng ta quen thuộc ngày nay. Ông cũng chính là người đã phát minh ra mác inox 321 bằng cách thêm thành phần titan (Ti) vào hợp chất mác thép 304 nói trên.

Sự phát triển của inox qua các thời kỳ

Inox đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và không ngừng cải tiến.

  • Thời kỳ đầu (1913-1945): Trong thời kỳ này, inox chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp.
  • Thời kỳ hậu chiến (1945-1980): Sau Thế chiến thứ hai, inox được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, xây dựng và gia dụng.
  • Thời kỳ hiện đại (1980-nay): Trong những năm gần đây, inox tiếp tục được cải tiến và phát triển, với sự ra đời của nhiều loại inox mới với các đặc tính ưu việt hơn.

Trải qua hơn một thế kỉ ra đời và phát triển, inox đã được sử dụng rộng rãi trong gần như mọi lĩnh vực của đời sống với hơn 100 mác thép khác nhau.

Đặc tính của inox

Không phải ngẫu nhiên mà inox được sử dụng rộng rãi đến vậy. Nó có trong mình nhiều đặc tính ưu việt, nổi trội hơn hẳn các chất liệu khác:

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Inox có khả năng chống ăn mòn cực tốt trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả môi trường axit, kiềm, muối.
  • Độ bền cao: Inox có độ bền cao, chịu được lực tác động lớn.
  • Dễ vệ sinh, lau chùi: Inox có bề mặt bóng, dễ vệ sinh, lau chùi.
  • Không độc hại, an toàn cho sức khỏe: Inox không bị gỉ sét, không sinh ra các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe nên được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất các trang thiết bị y tế.

Phân loại inox

Có nhiều cách phân chia inox, nhưng thông thường, inox được chia thành bốn nhóm chính:

  • Austenitic:

    Đây là nhóm inox thông dụng nhất. Nhóm inox này chứa tối thiểu 7% nickel (Ni), 16% crom (Cr) và tối đa 0.08% carbon (C). Thành phần này giúp các mác thép thuộc dòng này có khả năng chịu ăn mòn tốt trong phạm vi nhiệt độ rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ gia công.
    Thuộc nhóm này có thể kể đến các mác thép như: SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310S…

  • Ferritic:

    Nhóm này có tính chất cơ lý tượng tự thép mềm (thép carbon thấp) những có khả năng chịu ăn mòn cao hơn. Nhóm này trong thành phần thường chứa 12 – 17% crom (Cr). Loại chứa 12% crom thường được dùng nhiều trong kiến trúc, trong khi loại 17% được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt…
    Thuộc nhóm này có thể kể đến các mác thép như: SUS 430, 447, SUH409…

thép không gỉ (inox)

  • Duplex:

    Đây là nhóm có tính chất “ở giữa” Austenitic và Ferritic. Inox thuộc nhóm Duplex trong thành phần chứa ít nickel (Ni) hơn nhiều so với nhóm Austenitic. Duplex có khả năng chịu lực lớn, lại có độ mềm dẻo nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu, chế tạo tàu biển. Do Ni ngày càng khan hiếm, Duplex đang được sử dụng rộng rãi hơn nhằm thay thế một số loại inox thuộc nhóm Austenitic.
    Thuộc nhóm này có thể kể đến một số mác thép như: LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA.

thép không gỉ (inox)

  • Martensitic:

    Nhóm này chứa 11 – 13% crom (Cr) trong thành phần, có độ bền và độ cứng tốt, khả năng chịu ăn mòn ở mức tượng đối. Nhóm này được ứng dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao…
    Thuộc nhóm này có thể kể tên 420, 430F, 440C, 431…

thép không gỉ (inox)

Nội thất Đức Hà – Đơn vị cung cấp nội thất inox uy tín hàng đầu

Công ty Nội thất Đức Hà là một trong những đơn vị uy tín chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất inox chất lượng cao. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, Nội thất Đức Hà cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua sắm các sản phẩm nội thất inox, hãy liên hệ với Nội thất Đức Hà theo thông tin sau:

 

Địa chỉ: Cụm CN Bình Xuyên, Bình Giang, Hải Dương.

Hotline: 0842 009 111

SĐT: 098 889 57 50

Email: inoxducha@gmail.com

Fanpage: Đức Hà – Sản xuất bàn ghế

Website: noithatducha.vn

 

Nội thất Đức Hà xin hân hạnh phục vụ quý khách!


Có thể bạn quan tâm: Bàn inox chân gấp siêu gọn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.