Kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn là một mô hình kinh doanh tiềm năng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên để việc kinh doanh thành công thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là những kinh nghiệm mở quán ăn làm lòng mà bạn cần nắm rõ để giúp công việc làm ăn của mình thuận lợi hơn.
Mở quán ăn cần làm những gì?
Nhu cầu ăn uống là một nhu cầu vô hạn, vì vậy kinh doanh quán ăn là sự lựa chọn hợp lý của các nhà đầu tư. Khi mở quán ăn thì bạn cần những gì?
-
Lựa chọn loại hình kinh doanh quán ăn: Cơm, phở, quán nhậu,…
-
Lên kế hoạch mở quán ăn cụ thể, chi tiết
-
Phân tích đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh hợp lý.
-
Làm thủ tục đăng ký kinh doanh quán ăn.
-
Chuẩn bị nguồn vốn dự trù và địa điểm kinh doanh.
-
Chuẩn bị về nhân lực, đồ dùng, thiết bị cần thiết.
Để giúp bạn chuẩn bị tốt cho công việc kinh doanh của mình, Inox Đức Hà xin chia sẻ chi tiết một số kinh nghiệm dưới đây.
Xác định loại quán ăn mà bạn muốn kinh doanh
Vấn đề đầu tiên cho bất kỳ ai đang có ý định mở quán ăn là cần xác định được loại quán ăn mà mình muốn kinh doanh. Ngoài ra, cũng lên xem xét, quyết định món ăn, loại thức ăn mà bạn muốn kinh doanh với giá bán cho thực đơn của quán.
Một trong những mô hình được ưa chuộng nhất hiện nay là mở quán ăn nhỏ. Mô hình này phù hợp với người có nguồn vốn thấp, mới khởi nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Mô hình này có ưu điểm là không cần số vốn quá lớn, chỉ cần biết cách kinh doanh, học hỏi thêm kinh nghiệm là đã có thể thu về lợi nhuận cao.
Cần liệt kê ra các đối thủ cạnh tranh trong khu vực
Bạn cần liệt kê ra các quán ăn đối thủ với mình trong khu vực mở quán. Trong đó, liệt kê chi tiết những quán bán các loại đồ ăn giống mình và những quán phục vụ đồ ăn khác.
Tiếp theo cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm giúp công việc kinh doanh thuận lợi, thành công.
Tham khảm thêm: Mẫu thiết kế quán nhậu bình dân đẹp với không gian sân vườn ngoài trời
Thành lập và đăng ký tên công ty cho quán ăn
Đây là công việc mà nhiều chủ quán bỏ qua. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký thành lập công ty. Điều này vừa giúp đảm bảo tài sản cá nhân tránh khỏi những món nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thành lập công ty cũng nhằm bảo vệ thương hiệu cũng như giá trị pháp lý của mình trên thị trường kinh doanh.
Cân nhắc nguồn vốn
Nhiều người thắc mắc rằng kinh doanh nhỏ cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều chủ quán quan tâm. Vấn đề vốn rất quan trọng. Bởi đó, bạn cần tính toán kỹ càng, cẩn thận, chính xác dựa trên quy mô mà bạn dự định kinh doanh.
Các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí mặt bằng, chi phí trang trí, thuê nhân công… Từ đó bạn có thể dễ dàng khởi nghiệp mà không cần phải huy động thêm vốn.
Ngoài chi phí đầu tư ban đầu, khi quán ăn đi vào hoạt động cũng cần thêm các khoản kinh phí dự trù khác. Do vậy, bạn cần có sự kiểm soát số vốn một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Lựa chọn địa điểm mở quán cho giao thông thuận lợi
Địa điểm mở quán ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng đến quán cũng như sự thành công của việc kinh doanh. Địa điểm thuận lợi sẽ thu hút lượng khách hàng lớn tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Khi lựa chọn địa điểm mở quán cần lưu ý:
Giao thông đi lại tại địa điểm mở quán
Trước tiên nên lựa chọn địa điểm khu vực đông người qua lại, thuận lợi cho việc dừng đỗ, quay đầu xe. Để thu hút được lượng khách hàng lớn, bạn nên mở quán ở nơi gần đường lớn, nơi tập trung nhiều văn phòng công ty, trung tâm thương mại..
Khảo sát các quán ăn xung quanh khu vực quán của bạn
Việc khảo sát này để tính toán xem mức độ cạnh tranh như thế nào? Ở những khu vực có nhiều quán ăn thì mức độ cạnh tranh cũng cao hơn. Bởi những quán ăn kia đã có lượng khách quen nhất định, vì vậy bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro khi mở tại đây.
Dự đoán những thay đổi quy hoạch trong tương lai
Bạn cũng có thể tìm hiểu xem vị trí này có nằm trong phần quy hoạch, bị di dời đến vị trí khác hay không. Thông qua đó có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư dài hạn hay ngắn hạn.
Một số vấn đề liên quan khác
Ngoài các vấn đề trên, khi mở quán bạn cần tìm hiểu, khảo sát về tình hình an ninh, trật tự, vị trí xa, gần trung tâm, có view đẹp hay không, gần khu bệnh viện, trường học, dân cư ….
Xin giấy phép kinh doanh và những loại giấy tờ khác
Mở quán kinh doanh ngoài việc bạn cần chuẩn bị về vốn mà cũng cần trang bị các kiến thức pháp luật cơ bản, các giấy tờ cần thiết để hoạt động kinh doanh của mình được đảm bảo.
Một số loại giấy tờ cần kể đến như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy kiểm nhận, giấy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy… Nếu bạn có ý định kinh doanh đồ uống có còn cần xin giúp pháp kinh doanh theo quy định.
Việc chuẩn bị các loại giấy tờ này giúp việc kinh doanh tránh gặp những rắc rối, bị phạt hành chính, thậm chí nhiều trường hợp có thể bị đình chỉ kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu các luật lệ, quy định của địa phương để giúp hoạt động kinh doanh được suôn sẻ, phát triển.
Kiểm tra vệ sinh, chuẩn bị các thiết bị phòng cháy
Đây là hai yếu tố cũng có vai trò hết sức quan trọng. Trước khi kinh doanh bạn cần mời nhân viên y tế đến quán ăn để kiểm tra các công tác vệ sinh, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Sau khi nhận được kết quả chứng nhận kiểm tra an toàn, bạn cần treo những giấy tờ này ở vị trí khách hàng dễ nhìn thấy. Điều này giúp học cảm thấy tin tưởng quán ăn, góp phần nâng cao chất lượng, hình ảnh cho quán.
Đầu tư vật dụng và các trang thiết bị
Đây là bước không thể thiếu khi mở quán ăn. Bạn cần đầu tư các vật dụng cần thiết như vật dụng phòng bếp, thiết bị quảng cáo, vật dụng phục vụ khách hàng chén, đèn, bàn ghế, quạt… Nếu cần mua bàn ghế inox hãy liên hệ với inox Đức Hà để được tư vấn chi tiết hơn.
Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm
Đối với việc kinh doanh mở quán ăn, nhà hàng thì nguồn nguyên liệu thực phẩm sẽ quyết định đến chất lượng món ăn. Vì vậy, nguồn nguyên liệu cần phải sạch, tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bạn nên liên hệ với những cơ sở sản xuất thịt sạch, rau từ nơi nuôi trồng. Như vậy vừa đảm bảo độ tươi ngon với giá rẻ, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, khi kinh doanh bạn cũng cần có kỹ năng thương lượng. Như vậy bạn mới có thể nhập được hàng giá rẻ, hoặc có thể nợ tiền hàng, trả vào lần sau để tập trung vốn cho việc kinh doanh.
Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho quán
Một kinh nghiệm mở quán ăn nữa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đó là công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Bởi một đội ngũ nhân viên tốt sẽ quyết định đến việc quán có chiếm được cảm tình của khách hàng hay không.
Khi tuyển dụng, nên tuyển đủ số lượng để tiết kiệm chi phí. Nếu là quán nhỏ thì bạn chỉ cần tuyển bếp chính, nhân viên phục vụ, tạp vụ khoảng 2 đến 5 người. Ngoài ra, cũng cần đào tạo nhân viên luôn vui vẻ, niềm nở với khách hàng. Bởi một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Thiết kế menu đa dạng, đẹp mắt
Việc thiết kế menu cần đảm bảo dễ hiểu, hợp lý theo danh mục. Như vậy khách hàng sẽ dễ dàng chọn lựa món ăn, thức uống nhanh chóng, tiện lợi. Thực đơn cần đa dạng, phong phú để thực khách có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời có thể kèm theo các sản phẩm đi kèm để tăng doanh thu.
Bên cạnh đó cần có giá niêm yết, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với quy mô quán cũng như đối tượng khách hàng của mình.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán ăn giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về bàn ghế inox, bàn ghế đám cưới, bàn ghế nhà hàng – tiệc cưới, bàn ăn công nghiệp.. hãy liên hệ với inox Đức Hà để được hỗ trợ tốt nhất.